Chuyển đến nội dung chính

Lợi tức là gì ? Phân biệt lãi suất và lợi tức

Lợi tức là một khái niệm nói về những khoản tiền lãi thu được khi khách hàng đầu tư, kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm tai ngân hàng. Vậy lợi tức là gì?

Về bản chất, lợi tức là lợi nhuận được tạo ra trong quá trình kinh doanh, đầu tư, hoặc số tiền lãi khách hàng nhận được khi cho vay hay gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong các lĩnh vực khác nhau, lợi tức có tên gọi khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại lợi tức trước hết chúng ta phải hiểu rõ lợi tức là gì?

Lợi tức là gì?
Theo wikipedia, lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc độ khác nhau gồm góc độ của người cho vay và của người đi vay. Cụ thể:

Góc độ người cho vay hay nhà đầu tư vốn

Lợi tức được hiểu là số tiền tăng thêm trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi nhà đầu tư đem đầu tư một khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức.

Ở góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn

Lúc này lợi tức được hiểu là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như: Người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai.

Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ.

Ví dụ:

Bạn vay ngân hàng 10.000.000 đồng, trong thời hạn 6 tháng, với lãi suất 15%/năm. Sau 6 tháng bạn phải trả cho ngân hàng 10.750.000 đồng, trong đó 10.000.000 là số tiền gốc mà ngân hàng cho bạn vay và 750.000 đồng là số tiền lãi (Lãi suất được tính theo dư nợ ban đầu).

=>> Vậy 750.000 đồng là lợi tức mà ngân hàng thu được bằng việc cho bạn vay tiền.

Trên thực tế, ở các trường hợp khác nhau, lợi tức sẽ có tên gọi khác nhau. Theo đó, trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi. Còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi nhuận, tiền lời…

Như vậy để thấy rằng, lợi tức về cơ bản là khái niệm có sự đa dạng, được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực hoạt động từ kinh doanh đến các hoạt động đầu tư, tài chính.



Lợi tức là gì?

Các loại lợi tức
Hiện nay trên thị trường có các loại lợi tức sau đây:
Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Thông thường dựa trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu kho bạc được niêm yết giá, tức là nó sẽ nêu rõ tổng số tiền mà khách hàng đang nắm giữ trái phiếu được trả khi đáo hạn và nhà đầu tư trả giá thấp hơn để mua nó. Lợi nhuận được tạo ra nhờ sự chênh lệch giữa 2 con số đó.

Để tính được lợi tức phải chuyển số tiền chênh lệch đó sang tỷ lệ phần trăm hàng năm. Trường hợp này, lợi tức sẽ được tính bằng công thức đơn giản là khoản chiết khấu chia cho mệnh giá, nhân với 360 và sau đó chia cho số ngày còn lại đến khi đáo hạn.
Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Đây là loại lợi tức được tính trên cơ sở thời gian nắm giữ. Do vậy, không cần phải biết chính xác số ngày như cách tính lợi tức chiết khấu ngân hàng.

Nếu các cách tính lợi nhuận khác dựa trên cơ sở thời gian hàng năm thì lợi nhuận này chưa được chuyển đổi thành lợi nhuận một năm. Bên cạnh đó, các khoản lãi hay tiền giải ngân sẽ thanh toán tại thời điểm đáo hạn.
Lợi tức hiệu dụng năm

Đây là loại lợi tức có thể cung cấp cách tính lợi tức chính xác hơn, đặc biệt là khi có sẵn các cơ hội đầu tư thay thế áp dụng việc tính lãi kép. Lúc này lãi kép chính là lãi thu được từ lãi.
Lợi tức thị trường tiền tệ

Lợi tức thị trường tiền tệ hay gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi. Chỉ số này dùng để so sánh lợi tức của trái phiếu kho bạc với lãi từ một công cụ thị trường tiền tệ.

Theo đó, công cụ thị trường tiền tệ niêm yết giá dựa trên cơ sở 360 ngày nên lợi tức thị trường tiền tệ cũng được tính dựa trên 360 ngày. Những khoản đầu tư này thường ngắn hạn, đồng thời được phân loại như các khoản tương đương tiền. 

Tỷ suất lợi tức là gì?
Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ trường hợp cụ thể khác).

Trong lĩnh vực vay vốn thì tỷ suất lợi tức được hiểu đơn giản là lãi suất cho vay.

Ví dụ:

Bạn vay ngân hàng 20.000.000 đồng trong 1 năm, sau 12 tháng bạn phải trả cho ngân hàng tổng số tiền là 23.600.000 đồng, trong đó 20.000.000 đồng là tiền gốc, 3.600.000 đồng là tiền lãi (Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu).

>> Lãi suất ngân hàng cho vay = 1.950.000/20.000.000 = 0,18 = 18%/năm.

>> Tỷ suất lợi tức = 18%/năm.

Thuế lợi tức là gì?
Thuế lợi tức là một loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra. Theo Điều 1, Luật Thuế lợi tức quy định đối tượng phải nộp thuế lợi tức như sau:

Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này.
Nộp thuế lợi tức bao nhiêu?

Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật Thuế lợi tức thì các tổ chức, cá nhân phải nộp thuế lợi tức theo ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:

Điều 10

Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến, nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quy định sau đây:

1 - Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản, thuỷ sản; xây dựng, vận tải: 30%.

2 - Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác: 40%.

3 - Thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại: 50%.

Đối với hộ tư nhân kinh doanh, nếu có lợi tức hàng tháng trên sáu triệu đồng, thì ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định, còn phải nộp thêm thuế lợi tức bổ sung do Hội đồng Nhà nước quy định.

Điều 11

1 - Hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế lợi tức theo thuế suất khoán tính trên doanh thu quy định dưới đây:

a) Đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải: 1%.

b) Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ: 2%.

2 - Hộ kinh doanh nhỏ là hộ có doanh thu chịu thuế bình quân tháng đối với từng ngành như sau:

a) Ngành sản xuất, thương nghiệp: Đến ba triệu đồng.

b) Ngành ăn uống: Đến một triệu năm trăm nghìn đồng.

c) Ngành sản xuất gia công, vận tải, xây dựng, dịch vụ: Đến bảy trăm năm mươi nghìn đồng.

3 - Cơ sở kinh doanh buôn chuyến nộp thuế lợi tức theo tỷ lệ khoán trên doanh thu tính thuế là: 3%.

Như vậy có thể thấy rằng, lợi tức là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, bản chất của nó là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng...



Nộp thuế lợi tức

Phân biệt lãi suất và lợi tức
Để hiểu rõ hai khái niệm này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm lãi suất là gì?

Theo các chuyên gia tài chính thì lãi suất là tỉ lệ mà theo đó số tiền lãi mà người vay phải có trách nhiệm chi trả cho người cho vay dựa trên số tiền vay theo cam kết ban đầu.

Một cách chính xác thì lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả trong một thời gian đã được xác định từ trước, thông thường sẽ được tính theo năm.

Các mục tiêu về lãi suất là một công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ hiện hành, cũng như là chỉ số quan trọng để tính đến biến số đầu tư, lạm phát hoặc thất nghiệp.

Có thể thấy, lợi tức và lãi suất nó có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, để xác định khả năng sinh lợi của vốn cho vay người ta đã so sánh lợi tức với vốn cho vay hình thành nên lãi suất tín dụng. Mà lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định.

Như vậy, lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hoá của lợi tức tín dụng. Có thể hiểu nó là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.
Xem thêm : https://shbfinance.com.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thông tin thú vị về thương hiệu đồng hồ Citizen

Đồng hồ Citizen là nhãn hiệu đồng hồ lớn thứ hai tại Nhật và luôn có các chiếc đồng hồ được truy lùng phổ thông nhất châu Á, không chỉ mang thiết kế tinh xảo, chất lượng cao cấp, đồng hồ Citizen và top các mẫu Nhất có 1-0-2 độc nhất vô nhị mà các đối thủ không tị nạnh kịp. Chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1918, tính đến nay, đồng hồ Citizen đã trải qua 100 năm phát triển có mức doanh thu làng nhàng hai,72 tỷ đô la cùng 20,000 viên chức trên khắp toàn cầu. Sở hữu tên tuổi và quy mô này, Citizen trở nên thương hiệu đồng hồ to thứ hai Nhật Bản và đứng hàng thứ 6 toàn cầu. Mỗi khi đề cập đến đồng hồ Citizen, quý khách sở hữu thể tin tưởng chất lượng sản phẩm đồng hồ “Made in Japan” nổi tiếng này. Xem thêm đồng hồ nam cá tính và phong cách: https://clockok.vn/dong-ho-nam-citizen-bm7405-19e-den/ sở hữu thể đề cập tới khoa học Eco Drive, hoạt động nhờ năng lượng chuyển hóa trong khoảng ánh sáng của bất cứ nguồn sáng nào, cả bỗng nhiên và nhân tạo. Được mệnh danh là kỹ thuật đỉnh cao

Đồng hồ đeo tay– khẳng định cá tính và đẳng cấp của người phụ nữ hiện đại

Đối với phụ nữ hiện đại, đồng hồ không chỉ là một cỗ máy thời gian hỗ trợ xem giờ. Mà đồng hồ đeo tay phụ nữ đó còn mang một giá trị vô hình khẳng định cá tính và đẳng cấp của người phụ nữ hiện đại. Ấn tượng đầu tiên với họ là một người phụ nữ chỉnh chu, biết quản lý thời gian, độc lập trong công việc. Là một người đáng tin cậy và đầy lịch thiệp. Đồng hồ đeo tay phụ nữ – khẳng định cá tính và đẳng cấp của người phụ nữ hiện đại Phụ nữ có nhiều lựa chọn về thời trang để điểm tô cho set đồ của mình. Từ túi xách đến những món đồ trang sức như nhẫn, vòng cổ, nhẫn… Nhưng để thể hiện mình là một người phụ nữ độc lập, quyết đoán và biết trân trọng thời gian thì không gì thay thế ngoài đồng hồ đeo tay phụ nữ. Thời đại của thế giới phẳng lên ngôi, đồng hồ không còn được quan trọng như trước. Họ luôn sử dụng điện thoại để gọi điện, nhắn tin đọc báo… xem giờ ở đó luôn chứ không cần gì đồng hồ đeo tay. Thế nhưng, ít ai hiểu rằng một chiếc đồng hồ đeo tay sẽ khiến phong cách của phái đẹp thay đổi đá

Đàn ông thông minh nên mua đồng hồ bao nhiêu tiền là đủ?

Đàn ông thông minh nên mua đồng hồ bao nhiêu tiền là đủ? Hãy cùng clockok tìm hiểu Nên đầu tư hẳn một chiếc đồng hồ đắt tiền dùng cả đời hay chạy theo mốt mà rẻ hơn? Bạn biết đấy, nhiều người cho rằng họ có thể đánh giá vẻ ngoài của bạn, giàu hay nghèo, sành điệu hay quê mùa chỉ qua chiếc đồng hồ bạn đeo. Hoặc đơn giản hơn, họ sẽ hỏi giá tiền của đồng hồ, sau đó suy nghĩ về khả năng tài chính của người sở hữu nó. Dù có đồng ý hay không, nhưng chúng ta phải công nhận một điều rằng: đồng hồ là thứ dường như sinh ra để làm nổi bật hơn giá trị của một người đàn ông. Thông thường, nam giới chúng ta mua đồng hồ vì lý do gì? Nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành, và kết quả thu về bao gồm: Trong tủ đồ chưa có cái đồng hồ đeo tay nào - Mua Bạn bè đang đeo chung thương hiệu đồng hồ này - Mua Thần tượng/ Người nổi tiếng mình yêu thích làm đại diện thương hiệu - Mua Chuộng thương hiệu/ Đang sử dụng đồ của một thương hiệu nào đó - Mua luôn đồng hồ cho đủ bộ Bạn gái muốn đeo đồng hồ đôi - Mua ...